The first cannabis seeds e-shop in Viet Nam
Giỏ hàng 0

Cách Thức Hoạt Động Của Cần Sa Y Tế

Bha gang

CHƯƠNG 2
Cần sa Y tế

 Cần sa y tế dạng xịt của các công ty dược được thiết kế để phù hợp cho việc hấp thụ qua dịch nhầy dưới lưỡi. Bệnh nhân sẽ xịt nó phía dưới lưỡi, sau đó cannabinoid được hấp thụ vào máu qua màng nhày niêm mạc. Đây là cách hấp thụ cần sa khá hiệu quả và tiện lợi, cannabinoid đi đến não bộ chỉ trong vòng 10 đến 20 phút. Mặc dù vậy, một lượng lớn cần sa vô tình bị nuốt và hấp thụ qua hệ tiêu hóa, dẫn tới việc thuốc bị trì hoãn. Người sử dụng sẽ gặp khó khăn khi muốn điều chỉnh chính xác liều lượng thuốc. Nhiều bệnh nhân cho rằng các loại thuốc đắt đỏ chứa thành phần cần sa của ngành dược phẩm này đều thua kém sản phẩm tự nhiên. Hóa hơi búp cần sa hữu cơ là cách hiệu quả nhất cho việc tự chữa bệnh, đặc biệt là giảm đau.

cach-thuc-hoat-dong-cua-can-sa-y-te

 Đối với một số bệnh nhân, thường xuyên sử dụng cần sa là điều họ không hề mong muốn. Điều này đúng đối với những người phải uống thuốc nhiều lần trong ngày. Một trong những cannabinoid có tác dụng nhất chính là cannabidiol, hoặc CBD. Không giống như THC, CBD đính lỏng lẻo vào các thụ thể ở não và không làm cho bệnh nhân phê. Một công ty ở Safed, Israel có tên Tikun Olam đã bắt đầu nghiên cứu về giống cần sa được tăng cường CBD vào năm 2009. Việc sử dụng cần sa cho giải trí là bất hợp pháp ở Israel nhưng cho mục đích y tế thì đã được hợp pháp hóa kể từ năm 1993. Cần sa đã được dùng để chữa trị cho hơn 9.000 bệnh nhân ung thư, Parkinson’s, đa xơ cứng (MS), bệnh Crohn’s, và rối loạn căng thẳng hậu chấn thương (PTSD). Tikun Olam cũng đã phát triển được giống cần sa Avidekel có CBD 15,8%, nhưng THC ít hơn 1%.[4] Có thể thấy rõ rằng, người dùng cần sa cho mục đích y tế được hưởng nhiều lợi ích từ giống cây này. Các công ty dược phẩm có nguồn lợi nhuận khổng lồ từ việc kiểm soát độc quyền thị trường thuốc chế tạo từ cần sa đã cố kéo dài lệnh cấm cần sa để bệnh nhân không thể tự trồng giống Avidekel một cách hợp pháp dùng cho việc hóa hơi.

 Các giống cần sa thương mại trên thị trường với hàm lượng CBD cao đã trở nên phổ biến hơn, đặc biệt là giống dùng cho y tế. Một công ty hạt giống được tin tưởng là CBD Crew. Người tạo ra dự án này chính là Shantibaba danh tiếng, đồng sáng lập Mr. Nice Seeds cùng với Howard Marks. Bằng cách sử dụng giống Skunk Haze của CBD Crew, họ đã sản xuất ra loại dầu cần sa với 80% lượng cannabinoid có tỉ lệ THC:CBD là 1:1. Loại cần sa có chứa mức CBD cao nhất được tác giả xác nhận là giống Juanita La Lagrimosa, được sản xuất bởi Reggae Seeds tại Tây Ban Nha. Giống này đã được thử nghiệm trong phòng thí nghiệm và cho ra kết quả với lượng CBD lên đến 8,81% và THC là 6,77%. Có thể tìm thấy thêm thông tin về các giống này trên website: cannabiscure.info

cach-thuc-hoat-dong-cua-can-sa-y-te

Tác dụng phụ

 Có nhiều thông tin sai lệch về cần sa và các vấn đề sức khỏe tâm thần được trích dẫn dù không được chứng minh bằng bất kì cơ sở khoa học uy tín nào. Khởi đầu từ những năm 1920, âm mưu cấm cần sa đã bắt đầu bằng những tiêu đề trên các báo và các mẫu chuyện “Cần sa điên dại” (Reefer Madness). Ngày nay, tổ chức Partnership for a Drug Free America với ngân sách khoảng một triệu đô la mỗi ngày, phần lớn đến từ các công ty dược phẩm để chi trả cho các nhà vận động và các nhóm liên quan chống lại sự hợp pháp hóa cần sa.[5] Cần sa không gây ra vấn đề gì về sức khỏe tâm thần, và cũng không có bằng chứng nào ủng hộ ý kiến này. Nếu như việc sử dụng cần sa có hại cho sức khỏe tâm thần thì tại sao đa phần các công ty dược phẩm đều quảng bá cho những loại thuốc được điều chế từ nó? Không những thế, nếu cần sa dẫn đến bệnh tâm thần phân liệt, sẽ có đến hơn 150 triệu người dùng cần sa cho giải trí trên thế giới bị một loạt những biểu hiện triệu chứng bất thường. Nhưng không phải vậy. Giáo sư Nutt David đến từ Vương quốc Anh đã có bài giảng về cần sa và tâm thần phân liệt vào năm 2009, nói về ý kiến cho rằng các giống cần sa mạnh (được biết đến như “Skunk”, nhưng không ám chỉ giống cùng tên) đã khiến việc hút cần sa trở nên nguy hiểm hơn. Ông nói: “Bệnh tâm thần phân liệt dường như đã biến mất khỏi dân số nói chung mặc dù việc sử dụng cần sa tăng lên đáng kể trong vòng 30 năm qua. Khi chúng tôi xem xét các dữ liệu nghiên cứu thực tế ở Vương quốc Anh của trường Đại học Keele, các nghiên cứu đều chỉ ra rằng bệnh rối loạn tâm thần và tâm thần phân liệt vẫn đang trên đà giảm dần. Vì vậy, kể cả khi Skunk đã tồn tại được 10 năm, bệnh tâm thần phân liệt không có xu hướng đi lên. Thực tế là, con người không thể tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào chứng minh mối quan hệ giữa việc sử dụng cần sa và bệnh tâm thần phân liệt”.[6]

cach-thuc-hoat-dong-cua-can-sa-y-te

 Vào năm 2012, báo cáo của tác giả Leweke về rối loạn tâm thần và tâm thần phân liệt được xuất bản và trái ngược với tuyên bố của Chính phủ rằng cần sa gây ra tâm thần phân liệt. Nghiên cứu này chỉ ra rằng cannabidiol (CBD) giúp tăng cường các tín hiệu dẫn truyền anandamide, trên thực tế làm giảm bớt các triệu chứng rối loạn thần kinh của bệnh tâm thần phân liệt. CBD có hiệu quả như amisulpride, một loại thuốc chống rối loạn tâm thần.[7] Khi Giáo sư Grinspoon Lester vẫn còn là phó giáo sư thuộc ngành tâm thần học của Đại học Y Harvard và là bác sỹ tâm lý cao cấp ở Trung tâm y tế sức khỏe tâm thần Massachisetts, thành phố Boston, ông nói: “Nếu như não bộ tự sản sinh ra hợp chất giống với cannabinoid, sẽ thật vô lí khi chính hợp chất này có thể gây hại cho não con người.[8] Quả nhiên, từ rất lâu trước khi endocannabinoid được phát hiện, các bằng chứng thực nghiệm không hề cho thấy rằng cần sa gây tổn thương đến não.” Một giả thuyết khác được đưa ra bởi những người muốn giữ cho cần sa bất hợp pháp là thuyết cửa ngõ “gateway”. Nó ám chỉ rằng người dùng cần sa sẽ dễ tiến tới việc sử dụng các chất cấm nặng hơn như heroin và cocaine. Giả thuyết gây nghi ngờ này không được ủng hộ bởi các dẫn chứng y học, và thực tế là các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng thuyết cửa ngõ này thích hợp hơn khi áp dụng đối với thuốc lá và bia rượu, khi mà những thứ này là chất gây nghiện thường được mọi người tìm đến đầu tiên.[9] Cần sa còn là thuốc hiệu quả trong việc chữa trị nghiện rượu và nghiện ma túy, và trong các thử nghiệm, nó còn giúp giảm cơn thèm cocaine. Các bài nghiên cứu được xuất bản trong các tạp chí khoa học chỉ ra rằng khả năng gây nghiện của cần sa còn ít hơn cả caffeine.[10] Thuyết cửa ngõ sai lầm đến mức các tạp chí khoa học hiện đại không thèm đoái hòai xuất bản những bài viết liên quan. Khoa học đã chứng minh những người sử dụng cần sa không chuyển sang dùng các chất gây nghiện nặng hơn và trong hầu hết các trường hợp, họ còn không tiếp tục sử dụng cần sa thường xuyên.[11]

 Lập luận thứ ba dùng để ngăn cấm cần sa còn nực cười hơn dù vẫn luôn được nhắc đi nhắc lại bới các chính trị gia và những người ủng hộ lệnh cấm. Khi được hỏi về khả năng của việc hợp pháp hóa, họ sẽ tuyên bố rằng các giống cần sa hiện nay mạnh hơn so với các giống trước đây, vì thế có nhiều mối nguy hại hơn cho sức khỏe con người. Giống cây mới có thể có nhiều cannabinoid hơn, nhưng nhiều người khẳng định rằng giống Thai stick và Afghani indica cũng chỉ có mạnh ngang như cách đây 20 năm. Dù vậy, cần sa đã được chứng mình là an toàn, bất kể thành phần cannabinoid. Nếu cần sa ngày nay mạnh hơn thì chỉ có một tác dụng phụ là người dùng có cảm giác phê hơn và chữa được bệnh dễ hơn với liều sử dụng nhỏ hơn.

cach-thuc-hoat-dong-cua-can-sa-y-te

 Tác dụng phụ duy nhất không được ghi chép lại là chứng nôn do cần sa. Mặc dù không ảnh hưởng đến tính mạng, nó đem đến cảm giác khó chịu và suy nhược cho số ít người dùng.[12] Triệu chứng rất hiếm gặp này thường đi đôi với việc sử dụng cần sa liên tục thời gian dài và mới chỉ có bảy ca bệnh nhân đến từ Úc, cùng với tám trường hợp ở Mỹ. Có xấp xỉ khoảng 750.000 người thường xuyên sử dụng cần sa ở Úc và 17 triệu ở Mỹ, nên xác suất xảy ra hiện tượng này là cực kì hiếm[13],[14]. Chứng nôn do cần sa đặc trưng bởi việc thường xuyên buồn nôn và ói mửa không có nguyên do, bắt buộc phải đi tắm, kèm theo những cơn đau bất thường và khát nước quá mức. Ngừng sử dụng cần sa sẽ giúp hòan toàn phục hồi khỏi những triệu chứng này. Cai cần sa trong vòng 30 ngày trước khi bắt đầu sử dụng lại là cách chữa tốt nhất, dù cho tình trạng này có thể trở nên rất nghiêm trọng đối với cho bệnh nhân ung thư nếu xảy ra trong quá trình trị liệu bằng dầu cần sa.

  • Nguồn tham khảo: 

Sách Hướng Dẫn Về Cần Sa Y Tế (phiên bản PDF)

Việt Growers Cần Sa Y Tế Việt Nam
Y Tế, Giáo Dục và Quy Định



Bài viết cũ hơn Bài viết mới hơn


Để lại bình luận